Được ghi nhận & đặt tên từ năm 1783, tới nay đã có 21 loài Aquilaria được phát hiện, trong đó có 13 loài tạo ra hương thơm, còn 8 loài vẫn chưa được nghiên cứu. Việc khai thác quá mức trầm hương tự nhiên dẫn đến tuyệt chủng & phá huỷ bộ gen của loài. Vì vậy, việc quy hoạch trồng theo trang trại số lượng cây lớn tạo ra hy vọng duy trì & phát triển sản phẩm trầm kỳ. Hiện nay, việc phân loại chính xác các loài Trầm hương vẫn chưa đạt được, việc phân loại và hệ thống phân loại thích hợp rất cần thiết cho việc bảo tồn sự đa dạng di truyền của các loài Trầm hương và để xác định nguồn gốc của các sản phẩm trầm kỳ nam nhằm kiểm soát thương mại quốc tế.

Muithom_2

1.Mở đầu

1.1.Trầm hương được nhắc trong Phạn Ngữ (khoảng 353-c. 420) : Được phụ nữ dùng trong trang trí, làm thanh sạch mái tóc & cơ thể. Trong Kinh Thánh (Duke 2007) cũng xuất hiện các tài liệu nhắc về trầm hương. Vào thời cổ đại, người Ai Cập sử dụng trầm kỳ dùng cho các xác chết, và tại một số nước châu Á, trầm kỳ được giới thiệu cùng với Phật giáo từ Ấn Độ.
Trong tổng số 21 loài Aquilaria hiện nay (The Plant List 2013), khoảng 13 mẫu tạo ra tinh dầu: A. baillonii, A. beccariana, A. crassna, A. filaria, A. hirta, A. khasiana, A. malaccensis, A. micro- carpa, A. rostrata, A. rugosa, A. sinensis, A. subintegra & A. yunnanensis (Hou 1960; Ng et al. 1997; Compton & Zich 2002; Kiet et al. 2005; Yang Y 2015, per- sonal communication).

Muithom_3

1.2.Tên các chi của Aquilaria, được gọi từ sản phẩm gỗ không có hương thơm của nó, mà hiện nay chúng ta gọi là trầm kỳ. Trầm hương có nhiều tên đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Khi sản phẩm được đưa vào các xã hội khác nhau, mỗi người bắt chước cách phát âm tên gốc bằng ngôn ngữ của chính mình, do đó, nhiều tên đã được tạo ra. Loài này được đặt tên là Aquilaria vào năm 1783 bởi nhà thực vật học Jean-Baptiste Lamarck sau khi thay thế từ đồng nghĩa Agallochum of Dioscorides. Hồ sơ khoa học đầu tiên về sử dụng trầm kỳ có thể là của Avicenna, một bác sĩ người Ả rập (980-1037).
Tài liệu chính thức đầu tiên của cây là do Garcia de Orta (1501-1568), một bác sĩ và nhà tự nhiên học người Bồ Đào Nha đã viết ở Goa, Ấn Độ và là người tiên phong về y học nhiệt đới (Ridley 1901). Aquilaria là một thành viên của họ Thymelaeaceae (Malvales) và thuộc họ Thymelaeoideae (trước đây là Aquilariodeae).


Các mốc thời gian đã ảnh hưởng đến sự phân chia của loài Aquilaria

Muithom_1Trầm hương được phân bố rộng rãi trong vùng Indomalesia. Để minh hoạ cho sự phân bố, một đường ngang tưởng tượng song song với đường xích đạo được vẽ từ đảo Sumatra đến đảo Borneo, và một đường thẳng được vẽ từ phía đông Đài Loan đi qua phía tây Philippines, tách Borneo từ Sulawesi và phía tây đảo Sumba. Bắt đầu với điểm kết thúc phía tây bắc, khu vực đầu tiên này có nhiều loài A. crassna, A. malaccensis, và A. sinensis. Sự phân bố của A. crassna đã được báo cáo ở Campuchia, phía Nam của Lào, phía bắc Thái Lan và Nam Kỳ của Việt Nam, A. malaccensis ở Bangladesh, Bhutan, Assam ở phía đông bắc Ấn Độ, Sumatra và Kalimantan của Indonesia, Iran, Malaysia, Myanmar, phía nam Philippines, Singapore và Nam Thái Lan, A. beccariana đến Đông Malaysia, Brunei, và Kalimantan của Indonesia; A. hirta về phía Nam của Thái Lan và phía đông bắc và nam bán đảo Mã Lai bao gồm Singapore; A. khasiana đến Khasi, Meghalaya, phía đông bắc Ấn Độ, A. rostrata tới bán đảo Mã Lai; A. rugosa đến Kontum của Việt Nam và phía bắc Thái Lan, A. subintegra ở phía Nam Thái Lan; và A. yunnanensis đến Vân Nam ở Trung Quốc.

Điều thú vị là Philippines, nằm ở phía đông bắc, là quốc gia duy nhất trong vùng có 6 loài đặc hữu: A. brachyantha ở Cagayan, A. decemcostata ở Laguna, và A. parvifolia ở Camarines, cả ba loài đều tập trung ở đảo Luzon , trong khi A. apiculata ở Bukidnon và A. citrinicarpa và A. urdane-tensis ở núi Urdaneta, tất cả đều ở Mindanao, hòn đảo phía Nam.


Tên, sự phân bố và trạng thái bảo tồn của Trầm hương
Muithom_1 copy 3
Muithom_1 copy

Muithom_1 copy 2

Bản đồ khu vực Indomalesia

Muithom_1 copy 4

Ở phía tây nam, các loài đặc hữu chưa được báo cáo. Các loài Aquilaria phổ biến lại là A. malaccensis ở Sumatra và Kalimantan của Indonesia, A. beccariana ở Kalimantan, và A. microcarpa ở Singapore và Kalimantan. Trong khi đó, vùng đông nam bao gồm chủ yếu là Tây Papua của Indonesia và Papua New Guinea, nơi mà A. filaria chiếm ưu thế.

Bắt đầu từ thế kỷ hai mươi, Trầm hương nhận được sự quan tâm lớn trên khắp thế giới vì giá trị kinh tế của nó. Nhu cầu trầm kỳ nam tăng khi thị trường Ả Rập chiếm số đông, chủ yếu để sản xuất nước hoa, Ấn Độ được dùng trong tôn giáo, và Trung Quốc đẩy mạnh trong việc dùng trầm hương trong y tế, gây ra sự khan hiếm trong thị trường trầm hương.

Muithom_4

Việc sản xuất trầm kỳ không nhất quán, và việc khai thác rộng rãi cây tự nhiên đe dọa chu kỳ sinh sản trong môi trường hoang dã của nó. Hiện tượng này thu hút sự chú ý của Công ước về Thương mại Quốc tế các Loài Động vật Hoang dã (CITES) để kiểm soát việc buôn bán gỗ trầm bằng cách hạn chế hạn ngạch hàng xuất khẩu từ mỗi nước. Khi cây Aquilaria được khai thác lần đầu, phần lớn nhu cầu trong thị trường có nguồn gốc từ A. malaccensis, đe doạ tính bền vững của nó trong tự nhiên. Do đó, loài này đã trở thành loài đầu tiên được liệt kê trong Phụ lục II của Công ước CITES, đưa tình trạng của nó vào “nguy cơ tuyệt chủng” (CITES 1994). Trong khi các cơ sở sản xuất trầm hương đang bị kiểm soát nghiêm ngặt, các thương gia thường có xu hướng định vị nguồn trầm kỳ khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Sau đó người ta phát hiện ra rằng một số loài khác của Aquilaria và các thành viên của một chi khác, Gyrinops, cũng sản xuất trầm kỳ nam. Kết quả là, trong cuộc họp Hội nghị CITES lần thứ 13 để xem xét các đề xuất sửa đổi Phụ lục I và II, Indonesia là quốc gia đề xuất đưa vấn đề đưa các loài Aquilaria và Gyrinops vào Phụ lục II. Sự bao gồm mới được chấp nhận vào năm 2005 (CITES 2004).
Tổ chức quốc tế khác cũng nâng cao nhận thức của công chúng đối với chi này. Ví dụ, tổ chức môi trường toàn cầu, Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) liệt kê 9 loài Aquilaria thuộc Danh lục Đỏ bị đe doạ của IUCN kể từ năm 1998. Hiện nay có 7 loài được cho là dễ bị tổn thương, trong khi hai loài khác đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Bài viết được dịch từ các tác giả : Shiou Yih Lee & Rozi Mohamed

Trầm Hương Việt Nam

A : 86 Phan Dinh Giot St. – Pleiku – Gia Lai – Vietnam
W : www.tramhuongvietnam.vn
E : hiepnguyen@tramhuongvietnam.vn
F : 0989 084 349 – 0126 434 4812

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon