Hiện nay có khá nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến cây Dó trầm và Trầm hương cũng như tinh dầu trầm. Tính đến tháng 9/2009, nhóm nghiên cứu mới chỉ tiếp cận và khảo sát được 6 cơ sở chưng cất tinh dầu trầm. Trong số các doanh nghiệp thống kê ơcó một số đã và đang tiến hành chưng cất tinh dầu như: Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc ở Quảng Nam có 54 nồi đang hoạt động; công ty Dó Bầu Hương chi nhánh ở Quảng Nam có 20/40 nồi hoạt động, nhưng đã ngừng hoạt động từ đầu năm 2008; doanh nghiệp tư nhân Thọ – Nga ở Hương Khê (Hà Tĩnh) có 20 nồi mới hoạt động từ đầu năm 2008; trang trại Sơn Thủy ở Đồng Nai có 2 nồi lớn nhưng chưa hoạt động; công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội có 5 nồi nấu nhưng cũng đã ngừng hoạt động từ năm 2008; công ty Hoàng Lân cũng đã ngừng hoạt động từ khoảng tháng 5/2007. Riêng doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc đến nay vẫn đang hoạt động, hiện đã chưng cất được hơn 30 lít, nhưng chưa tiêu thụ được. Hầu hết các cơ sở chưng cất tinh dầu trên đây đều áp dụng phương pháp chưng cất nước. Nguyên liệu đưa vào chưng cất là gỗ hỗn hợp cả cây được băm và xay thành dăm nhỏ, bao gồm cả phần gỗ trắng chưa nhiễm trầm và gỗ sau tác động đã nhiễm trầm có màu xám đen.
THỰC TRẠNG CÂY DÓ BẦU, TRẦM HƯƠNG, TINH DẦU TRẦM HƯƠNG TẠI VIỆT NAM – PHẦN 1
THỰC TRẠNG CÂY DÓ BẦU, TRẦM HƯƠNG, TINH DẦU TRẦM HƯƠNG TẠI VIỆT NAM – PHẦN 2
CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU LÀM NHANG TRẦM HƯƠNG SẠCH CHẤT LƯỢNG CAO
So sánh với các thiết bị chưng cất tinh dầu của các doanh nghiệp Thái Lan (ảnh 3 và 4) cho thấy thiết bị của các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là tự gia công nên chất lượng tinh dầu kém hơn và khả năng thất thoát tinh dầu là không thể tránh khỏi. Hầu hết thiết bị chưng cất tinh dầu của Thái Lan được sản xuất bằng công nghệ cao, mang tính công nghiệp. Hơn nữa, nguyên liệu đưa vào chưng cất đã chọn lọc, chỉ những phần gỗ nhiễm trầm mới đưa vào chưng cất nên gỗ nguyên liệu chỉ cần 1,0 tấn đã đạt được 1 lít tinh dầu với chất lượng tốt.
Thị trường tiêu thụ tinh dầu trầm
Thông qua các kênh thông tin đã công bố của cơ quan hải quan các nước nhập khẩu tinh dầu trầm và một số nguồn thông tin khác, hiện nay trên thế giới có tới 167 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu, buôn bán tiêu thụ tinh dầu trầm. Riêng giai đoạn từ 2002-2006 các nước trên thế giới đã tiêu thụ khoảng 167.554 tấn tinh dầu trầm, bình quân mỗi năm tiêu thụ 33.500 tấn. Trong đó có 6 nước nhập khẩu số lượng lớn nhất (trên 10.000tấn), gồm: Mỹ (29.138tấn); Pháp (15.352 tấn); Mexico (14.962 tấn); Tây Ban Nha (13.155 tấn); Anh (12.582 tấn) và Đức (10.647 tấn). Tuy nhiên, theo kết quả điều tra từ cơ sở dữ liệu của ITC và COMTRADE thì tinh dầu trầm Việt Nam mới có mặt tại 22/167 thị trường tinh dầu trầm của thế giới, chiếm khoảng 1,16% thị phần toàn cầu.
Thị trường tinh dầu trầm trong nước hầu như không có, chỉ có một số cầu nối không chính thức ra nước ngoài, nhưng rất nhỏ lẻ. Các mặt hàng khác, chủ yếu là hương nhang và nến có thể tiêu thụ được trong các dịp lễ tết, nhưng cũng rất ít người sử dụng. Do vậy, thị trường trong nước tiêu thụ các sản phẩm từ cây dó trầm nói chung và tinh dầu trầm nói riêng chưa rõ ràng.
Bài viết từ www.tramhuongvietnam.vn
Source : Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Gửi bài viết về địa chỉ :
Trầm Hương Việt Nam
A : 86 Phan Dinh Giot St. – Pleiku – Gia Lai – Vietnam
W : www.tramhuongvietnam.vn
E : hiepnguyen@tramhuongvietnam.vn
F : 0989 084 349 – 0126 434 4812
SẢN PHẨM NỔI BẬT