Trải qua hơn 10 năm tạo trầm nhân tạo, đến thời điểm này, nhiều nhà vườn đã tự tìm được thuốc để tạo trầm, một số công ty đã hợp tác với nhà khoa học thực hiện những dự án nghiên cứu tầm cỡ, đã thành công trong việc tìm ra chế phẩm vi sinh để tạo trầm. Chế phẩm đó đã được khảo nghiệm trong 6 năm. Trầm hương đã được các thương gia xếp thứ hạng cao, các nhà vườn đánh giá là đã thu được hiệu quả kinh tế cao….người tiêu dùng công nhận đây là loại trầm an toàn có tác dụng tốt cho tâm linh.có lợi cho sức khoẻ con người.

Hiện nay trên thương trường có những loại chế phẩm nào, cách nhận biết.

Hiện nay ở VN có 2 loại chế phẩm : Chế phẩm hoá học & chế phẩm sinh học.

Chế phẩm hoá học gồm nhiều loại khác nhau : Hiện nay các tác giả đều giữ bí mật, không công bố thành phần, không nhãn mác và không hoặc chưa đăng ký sản xuất và lưu hành, giá rẻ. Nhưng nói chung nó có thể có một hoặc vài hoá chất như các loại muối hoặc acid có gốc là lưu huỳnh (S) như acid sunfuaric (H2SO4)… Muối sunfat đồng (CuSO4)….Muối hoặc acid có gốc là Clo (Cl) như acid Clohydric (HCl)…Muối Natriclorua (Nacl)… Một số ôxít có gốc sắt (Fe)…như các loại Ôxit sắt (FeO2, Fe2O3….).

Taotram_1

Cách nhận biết:

Tất cả các loại này đều có màu và mùi đặc trưng, có thể ở dạng lỏng hoặc dạng bột.

Chế phẩm có gốc là Sắt khi pha nước nhúng ngón tay vào ngửi thấy có mùi tanh, và có váng màu nâu của gỉ sắt. Nếu là muối có gốc Đồng thì khi pha với nước có mùi tanh của đồng và nước màu xanh, nếu có gốc là Lưu huỳnh như Sunfat đồng thì có màu xanh nước biển.

Taotram_2

Chế phẩm sinh học gồm 2 nhóm:

Nhóm 1: Chế phẩm được tạo thành từ các chất có nguồn gốc hữu cơ như nước dừa, nước của một số loại cây như mước lá chè, nước lá khoai, đường, mật, bột khoai, bột sắn…các loại này nếu mới pha chế có thể nếm được.
Nếu để lâu có thể bị lên men như men dưa, có mùi chua hoặc thối. hầu hết các chế phẩm này đều được giữ kín, không có nhãn mác, không rõ thành phần, không đăng ký sản xuất và lưu hành, giá rẻ.

Nhóm 2 : Chế phẩm vi sinh. Nhóm này cũng có vài hãng sản xuất, có thể phân làm mấy loại. Loại thứ nhất chỉ gồm các loại vi nấm kí sinh yếu như nấm Fusarium sp, Phialophora sp… cộng với dung dịch dinh dưỡng như mật, đường…
Loại thứ hai gồm các loại vi nấm, trong đó có cả nấm hoại sinh như Aspegilus , peniciline ….trong đó chỉ có loại thứ nhất đã đăng ký nhãn mác và tiêu chuẩn hàng hoá, đăng ký thương hiệu và sản xuất lưu hành.

Hiện nay một số ngườì sản xuất chế phẩm tạo trầm bằng hoá chất đã chế thêm một số chất hữu cơ như bột ngô, bột sắn, đường, mật…và công bố rằng đó là chế phẩm sinh học, nhưng khi sử dụng thì tác dụng thành trầm là do hoá chất, khi đốt có mùi thơm hắc, phần gỗ chết để vài năm cũng không bị phân huỷ. Bán giá chỉ thấp hơn chế phẩm vi sinh một chút. Vì vậy bà con nhà vườn nên chọn loại chế phẩm có thương hiệu, đăng ký nhãn mác, thành phần đầy đủ.

2. Ưu khuyết điềm của từng loại.

Chế phẩm hoá học có những ưu, khuyết nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Sản suất đơn giản, gọn nhẹ, giá thành rất thấp, thời gian tạo trầm ngắn hơn nhiều so với chế phẩm vi sinh. Công tạo trầm rất thấp, phù hợp với các trường hợp: cần thu hồi vốn gấp, thiếu vốn đầu tư, thu hoạch nhanh để giải phóng mặt bằng, hoặc cung cấp cho nhu cầu chế tác hàng mỹ nghệ như hạt trầm, cây cảnh…

Nhược điểm:

Trầm được tạo ra bằng chế phẩm hoá học không phải là trầm sạch nên không thể dùng để làm nhang , không thể dùng để làm thuốc chữa bệnh, không thể dùng làm hàng mỹ phẩm cao cấp. Tóm lại nếu dùng nhiều sẽ ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khoẻ con người.

Taotram_4

Kết quả tạo trầm không ổn định, có nhiều trường hợp cây chết hàng loạt vì tác động của thuốc quá mạnh, vì cây không thể chống đỡ nổi, nhiều trường hợp cây sống tốt do tác dụng của thuốc yếu, nhưng khi khai thác, các lỗ khoan đã bị bịt kín và chỉ có “cơm” không có trầm, rủi ro cao.
Có trường hợp thành công, nhưng chỉ lấy được trầm tóc, trầm sánh, lượng gỗ chết nhiều, lượng trầm thu được ít.

Đặc biệt là phần gỗ chết xung quanh lỗ khoan không bị phân huỷ, nên chi phí gia công soi xỉa lớn. Nếu bán cả cây chỉ được khoảng 15- 30 ngàn đồng một kg.

Taotram_3

Nếu một cây có khối lượng 100 kg chỉ thu được từ 1,5 – 3 triệu đồng, Nếu cây bị chết thương gia chỉ mua từ 5-7 ngàn đồng một kg. Tạo trầm bằng hoá chất không thể để lâu và không thể tạo ra trầm thứ hạng cao. Không thể làm thành nhang, thành tinh dầu trầm cao cấp. Đây là điều các nhà vườn cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện cấy tạo trầm bằng hoá chất.

Chế phẩm sinh học có những ưu, khuyết nhược điểm sau:

Ưu điểm :

Trầm được tạo ra bằng chế phẩm sinh học là trầm sạch, nếu để thời gian lâu có thể tạo được trầm thứ hạng cao. Nên người ta có thể dùng để làm nhang cao cấp, làm thuốc chữa bệnh, chưng cất tinh dầu để làm hàng mỹ phẩm cao cấp.

Taotram_6

Tóm lại, trầm sinh học không làm ô nhiễm môi trường, có lợi cho sức khoẻ con người, kết quả tạo trầm ổn định, không có trường hợp cây bị chết hàng loạt, nên rủi ro rất thấp, sản phẩm chủ yếu là trầm trai, trầm sò…

Phần gỗ chết xung quanh lỗ khoan đã tự phân huỷ nên chi phí chế tác soi xỉa thấp hơn trầm hoá học. Do khoan được nhiều lỗ trên cây kể cả cành nên số lượng trầm tạo được lớn.

Taotram_5

Nếu 1 cây tạo trầm bằng hoá chất nặng 100kg khi bắt đầu khoan tạo thì khi khai thác sẽ bị gảm đi khoảng 20%. Nếu tạo trầm bằng sinh học cây tăng trưởng thêm được từ 15-20%. Bởi vậy hiệu quả kinh tế của phương pháp sinh học cao hơn. Nhu cầu của thị trường thế giới đối với trầm sinh học ngày càng cao. Hiện nay cung không đủ cầu nên nhà vườn sản xuất không sợ ế.

Nhược điểm:

Giá chế phẩm sinh học cao, chi phí công khoan tạo trầm lớn, vì chi phí đầu tư công nghệ lớn, chi phí lương cho nhân viên cao, chi phí nguyên vật liệu, năng lượng cao, chi phí chai lọ, nhãn mác thùng hộp cao, chi phí vận chuyển cao… tóm lại là giá bán trước và sau thuế cao, đây thực sự là một khó khăn đối với bà con thiếu vốn đầu tư.

Taotram_7

Thời gian tạo trầm lâu (từ 20 -24 tháng), cũng là điều không phù hợp đối với những bà con cần tiền gấp…..Đó là những nhược điểm của phương pháp tạo trầm bằng sinh học.

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon