Khi nguồn trầm hương tự nhiên ở rừng Việt Nam gần như cạn kiệt thì việc trồng cây dó bầu để tạo trầm nhân tạo không ngừng phát triển. Diện tích cây dó bầu trồng trong vườn nhà và trang trại hiện có khoảng 20.000 ha.Dó bầu được trồng nhiều ở vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung, kể cả một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Bắc. Theo  Chủ tịch Hội Trầm hương, Việt Nam là nước đứng đầu Đông Nam Á có điều kiện địa lý, khí hậu để phát triển cây dó bầu tạo trầm hương có chất lượng tốt nhất. Về thực tế trồng cây dó bầu trong nước :

 

Tuonglaidobau_1

 

“Hiện nay, người dân có phong trào trồng rất nhiều. Người ta cũng đã cấy, đã trích ra dầu và bán được rồi. Nhưng trầm thực tốt thì chưa có, về chất lượng thì chưa đạt yêu cầu lắm. Nếu so với cao su, với các cây trồng rừng khác thì trồng cây dó là cao nhất rồi. Nhưng chưa phải là kỳ vọng cuối cùng.”

 

Tuonglaidobau_2

 

“Trong 1 cây có nhiều lỗ khoan. Mà vị trí nằm mỗi lỗ khoan vì lý do nào đó, có những bộ phận dầu nhiễm nhiều, là loại 5 chẳng hạn. Còn những phần dầu nhiễm ít là loại 6. Những phần ít nữa là loại 7. Tức là trong một cây, sản phẩm của nó chia làm nhiều loại. “

“Ngoài trầm miếng, hiện nay tinh dầu trầm là sản phẩm thu hoạch chủ yếu từ cây dó bầu. Sau khi chiết xuất, tinh dầu trầm của thị trường Dubai được lưu giữ trong 2 năm mới bán. Tinh dầu trầm Việt Nam thì lại bán ngay, nên giá thấp hơn so với thị trường đến 3-4 lần. “

 

Tuonglaidobau_3

 

Cần nhà nước hỗ trợ :

Do vốn đầu tư lớn và chu kỳ kinh doanh dài, nên ngành sản xuất trầm hương nhân tạo chưa phát triển rộng. Ngoài trầm hương và tinh dầu trầm, các sản phẩm chế tác từ cây dó bầu còn có nhang trầm, đồ thủ công mỹ nghệ. Mỗi năm, xuất khẩu theo đường chính ngạch trung bình khoảng 25 triệu USD.
Việc trồng cây dó bầu được nhìn nhận như thế nào về mặt chính sách và mục tiêu hướng tới của Hội Trầm hương.

Trầm hương đang có được 2 ưu điểm : 

” Một là đã được Chính phủ công nhận đây là cây người dân trồng sản xuất, cho nên xuất khẩu hiện nay, miễn thuế hoàn toàn.
Thứ hai là Công ước CITES bảo vệ cây dó, hiện nay chúng tôi làm Chứng chỉ rừng, để xác định cây dó là do người dân trồng.
Cho nên xuất khẩu không phải qua CITES. Giá trị cao nhất là kỳ nam. Hiện nay, Hội chúng tôi đang phấn đấu nuôi cấy hoặc trồng với điều kiện nào đó để ra được kỳ nam.”

 

Tuonglaidobau_4

 

Chính phủ cần có chính sách nghiên cứu cụ thể về hiệu quả cây dó bầu. Hiện nay, toàn ngành vẫn chưa có quy chuẩn cho vấn đề giống, phương pháp tạo trầm cũng như chất lượng sản phẩm… Trầm hương Việt Nam dù được đánh giá cao, nhưng do chất lượng không ổn định nên chỉ bán được 1/4 giá thị trường.

Những hiệu quả và giá trị kinh tế từ việc trồng cây dó bầu, nếu được đầu tư cách bài bản hơn, có khả năng mở ra một hướng đi mới cho mô hình phát triển vườn rừng trang trại ở Việt Nam. Con đường đi từ việc trồng cây dó bầu đến tạo ra trầm thương phẩm còn lắm gian nan. Ngoài sự kiên trì của nông dân còn đòi hỏi nỗ lực của những trí thức có lòng với người dân lao động.

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon