Bài viết này xem xét mối tương quan giữa Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES – Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) và Quy chế Gỗ của EU (EUTR- European Union Timber Regulation). Văn bản này cung cấp các thông tin cơ bản cho một hội thảo về CITES và EUTR tại Chatham House ngày 12 và 13 tháng 12 năm 2013. Ngoài ra, bài báo cũng đưa ra khuyến cáo về cách cải thiện sự phối hợp giữa hai quy trình.

Nội dung của bài báo sẽ làm rõ :
Giải thích các yêu cầu của EUTR và việc thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị và Thương mại (FLEGT – Forest Law Enforcement, Governance and Trade) và các nguyên tắc khiến cho điều luật trở thành hữu ích trong cộng đồng các quốc gia thuộc Công ước CITES.
Xác định các ưu đãi thương mại và rủi ro mới được nêu ra trong EUTR, liên quan đến các khoản miễn trừ của Công ước CITES. Chú trọng vào tiềm năng của việc hiệp lực tuân thủ / thực thi luật pháp giữa Công ước CITES và EUTR.

EUTR_01

EUTR (European Union Timber Regulation – Quy chế Gỗ của EU)

Khi điều luật này có hiệu lực kể từ tháng Ba năm 2013, Quy chế gỗ của EU gồm có 3 yêu cầu chính yếu sau đây:

Các loại gỗ được khai thác trái phép và việc kinh doanh các sản phẩm sản xuất từ các loại gỗ này ở lần đầu tiên đưa ra thị trường, trên thị trường châu Âu, đều bị nghiêm cấm.
Các nhà khai thác – những người đưa sản phẩm gỗ ra lưu hành lần đầu trên thị trường EU – được yêu cầu phải thực hiện các động thái chứng tỏ sự tích cực và có thể cung cấp các bằng chứng họ đã tuân thủ điều luật này.
Các nhà kinh doanh – những người mua hoặc bán gỗ và sản phẩm gỗ đã lưu hành trên thị trường EU – được yêu cầu phải lưu giữ các thông tin về nhà cung cấp và các khách hàng mua sản phẩm để có thể dễ dàng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm trên khắp thị phần châu Âu trong chuỗi cung ứng sản phẩm có liên quan.

EUTR_02

Một hệ thống thẩm định đáng tin cậy được định nghĩa là khi hệ thống đó đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
Thu thập thông tin:
Các loại thông tin phải được ghi nhận bao gồm chi tiết của sản phẩm và nhà cung cấp, quốc gia nơi khai thác và phải phù hợp với các quy định của luật pháp áp dụng trong lâm nghiệp.

Đánh giá rủi ro: Các nhà khai thác phải tuân theo quy trình đánh giá rủi ro, trong đó các thông tin về sản phẩm và các tiêu chí đánh giá rủi ro được thu thập và xem xét đánh giá ở phạm vi rộng, chẳng hạn như tỷ lệ khai thác bất hợp pháp tại quốc gia nơi khai thác gỗ, sự phức tạp của chuỗi cung ứng hoặc hiệu lực của các giấy chứng nhận hoặc quy trình cấp giấy xác nhận do Bên thứ ba thực hiện.

Giảm thiểu rủi ro: Nếu đánh giá rủi ro cho thấy có nguy cơ sản phẩm được sản xuất từ gỗ khai thác bất hợp pháp, phải áp dụng thủ tục giảm thiểu rủi ro. Thủ tục giảm thiểu rủi ro là quy trình cho phép một công ty xác định rằng họ không gỗ được khai thác bất hợp pháp ở những nơi gỗ bất hợp pháp có thể được đem ra kinh doanh. Thủ tục này cũng bao gồm cả việc yêu cầu các nhà cung cấp phải đệ trình thông tin chi tiết về nguồn nguyên liệu và chuỗi hành trình trước khi sản phẩm được mua bán, hoặc chỉ mua các sản phẩm có kèm theo chứng chỉ của một đơn vị kiểm toán độc lập về nguồn gốc và tính hợp pháp của sản phẩm.

EUTR_03
Quy chế lưu ý rằng việc giảm thiểu rủi ro phải có tính ‘đầy đủ và tương xứng ” với nguy cơ gỗ bất hợp pháp có thể len vào các chuỗi cung ứng sản phẩm. Một số nhóm hoạt động xã hội đã cung cấp thông tin – dưới hình thức ‘chứng minh mối quan tâm ” về những công ty mà họ cho rằng đã thất bại trong việc thực hiện thẩm định một cách hiệu quả hoặc về lô hàng gỗ mà họ nghi ngờ là bất hợp pháp. Các mối quan ngại chính thức này sẽ được đệ trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền của các nước thành viên EU liên quan, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn hoặc hình thức nào để xác định mức chấp nhận được của bằng chứng tố cáo hoặc mức độ trách nhiệm phản hồi trước cáo buộc của một quốc gia thành viên.

EUTR_04

Quy chế Gỗ EU (EUTR) áp dụng cho một loạt các sản phẩm gỗ được chế biến gồm cả sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước. Không giống như Công ước CITES, quy chế này không phải là một biện pháp kiểm soát biên giới – do đó, việc tuân thủ không hạn chế trong phạm vi các nước EU mà do cơ quan thực thi xem xét kỹ lưỡng việc kinh doanh của một công ty hoặc cá nhân hoạt động trong ngành kinh doanh gỗ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Quy chế. Một sự khác biệt cơ bản là, trong khi Công ước CITES thiết lập một hệ thống cấp phép toàn cầu để kiểm soát buôn bán các loài được liệt kê trong danh mục, thì EUTR tập trung vào việc giảm thiểu nguy cơ các sản phẩm bất hợp pháp lọt vào các chuỗi cung ứng chứ không phải cấp giấy phép cho những sản phẩm hợp pháp.

EUTR_05

Việc miễn trừ các yêu cầu thẩm định được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu phù hợp với Quy chế kinh doanh động vật hoang dã EU (EU Wildlife Trade Regulation), tương ứng với việc thực thi Công ước CITES tại EU (xem Phụ lục). Điều 3 của EUTR quy định rằng, các loài gỗ được liệt kê trong Phụ lục A, B hoặc C của Quy định (EC) số 338/97 và phù hợp với Quy chế và các điều khoản thi hành của quy chế, được xem như là đã được khai thác hợp pháp cho các mục đích mà Quy chế này quy định. Tương tự như vậy, các sản phẩm đi kèm với giấy phép FLEGT, ban hành dưới hiệu lực của các văn bản pháp lý ràng buộc các hiệp định thương mại song phương, được gọi là Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA – Voluntary Partnership Agreements) giữa EU và các nước đối tác sản xuất gỗ riêng lẻ, cũng được miễn trừ.

EUTR_06

Quy chế Gỗ EU (EUTR) là một trong nhiều biện pháp được xác định trong Kế hoạch Hành động của Ủy ban Châu Âu thực thi FLEGT, xuất bản năm 2003. Bản Kế hoạch công nhận rằng EU, với tư cách là nhà nhập khẩu số lượng lớn các sản phẩm gỗ từ các nước có hệ thống thực thi pháp luật kém hiệu quả trong lĩnh vực quản lý lâm nghiệp, có trách nhiệm đảm bảo rằng các thị trường EU đã không tạo ra động lực cho việc khai thác gỗ bất hợp pháp. Nó xác định một số lựa chọn về chính sách cho việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm được xác nhận là “hợp pháp” và giảm thiểu nhu cầu của người tiêu dùng EU đối với các sản phẩm có “nguy cơ cao”, hoặc không xác định được nguồn gốc. Việc phối hợp các chính sách ở cấp độ EU được Hội đồng thực thi FLEGT của EU, trong đó bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên, tổ chức các cuộc họp định kỳ tại Brussels và do Ủy ban châu Âu chủ trì.

EUTR_07 

Các tác giả xin cảm ơn Andrew Wardell, Jonathan Barzdo, Hélène Perrier, Chen Keong, Michael Kearney, Steven Johnson, Guy Clarke, Jana Zacharova và Nevin Hunter vì đã cung cấp các thông tin đầu vào quý giá cho bản thảo của tài liệu này. Chatham House và CIFOR muốn bày tỏ sự cảm kích vì sự hỗ trợ của DFID. CIFOR cũng muốn gửi lời cám ơn đến tất cả những cá nhân và đoàn thể khác đã hỗ trợ cho nghiên cứu này thông qua đóng góp cho Chương trình Nghiên cứu CGIAR về Rừng, Cây cối và Nông lâm nghiệp (CRP-FTA).

www.tramhuongvietnam.vn | 02.2017

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *