Theo các tài liệu tra cứu được hiện nay, cây Dó bầu-Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte là cây mọc tự nhiên trong rừng ẩm thường xanh vùng núi từ Bắc vào Nam và được nhân dân ta khai thác từ nhiều năm để lấy Trầm- một hương liệu quí làm thuốc và mỹ phầm. Ngày nay, các cây Dó bầu tự nhiên còn rất it và trở thành cây quí hiếm xếp trong sách đỏ trong nước cũng như trên thế giới.Nhiều năm gần đây, cây Dó bầu được nhân dân, các nhà vườn thu hái hạt trong tự nhiên đem về trồng với hy vọng cây cho Trầm để bán với giá cao hơn các loài cây thân gỗ có ích khác. Việc thu hái hạt trên các vùng phân bố địa lý xa nhau, trồng trên các vùng đất và khí hậu khác nhau, nên cây Dó bầu cũng như các loài cây trồng có nguồn gốc tự nhiên đều bị lai tạp rất nhiều, làm  biến đổi hình thái và phân ly về mùa cũng như tính năng tạo trầm.
Phanloai_2017_01
Công việc tuyển giống thuần chủng đưa vào trồng đại trà còn nhiều bất cập, nên khi cây đủ tuổi để cấy tạo trầmvà chọn cây mẹ cho việc ươm trồng cho các thế hệ sau chủ yếu dựa quan sát về hình thái theo kinh nghiệm của từng cá nhân dẫn đến  khả năng cho trầm và chất lượng dầu trầm thu được không ổn định.

Theo khảo sát gần đây ở Tuyên Quang, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Phước và Phú Quốc, trong đó có lấy 3 mẩu trên 3 cá thể có đánh dấu để thu mẫu tiếp với các tên mà nhân dân thường gọi khác nhau là Dó bầu, Dó me và Dó tứ quý ở chân núi Chứa chan-Đồng Nai đề phân tích DNA ( hợp tác với Hàn Quốc ). Cùng với các mẫu thu hái tiêu bản các cá thể ở các địa phương khác.có hình thái bên ngoài khác   thì loài Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, có khả năng  gồm 5 dạng (forma) dó bầu chính.

Phanloai_2017_02

 

  • Dó bầu tự nhiên
  • Dó me
  • Dó tứ quý
  • Dó đen Phú quốc
  • Dó vàng hay Dó trắng Phú quốc

 

Cùng với các dẫn liệu nghiên cứu về DNA trên 18 mẫu cây Dó bầu thu ở  Lào ( 3 mẫu), ở Phú Quốc (4 mẫu) và ở Hà tĩnh (11 mẫu) trong luận văn Thạc sĩ Sinh học của Hoàng Đăng Hiếu. Kết quả đã xác định được trình tự Nucleotide của 4 đoạn gen trnH- psbA, rbcL, rpoB và trnL( ITS)  của  18 mẫu. Mặc dù đã xuất hiện những sai khác ở 4 gen này, nhưng trnH-psbArpoB khó có thể sử dụng để phân loại vì sai khác này là do quá trình nhân bản. Với rbcL và ITS đã tìm được sai khác có tính hệ thống nên có thể sử dụng trong phân loại.

Sau khi có báo cáo chính thức và các bảng phân tích gen của 3 mẫu Dó bầu, Dó me và Dó tứ quý từ Hàn Quốc, chúng tôi sẽ thông báo cụ thể hơn. Như vậy, với các khảo sát còn rải rác và ít ỏi về DNA khó có thể phân biệt rạch ròi các đon vị dưới loài của cây Dó bầu. Cần phải có một công trình nghiên cứu hệ thống và rộng lớn với nhiều mẫu phân bố trên nhiều vùng khác nhau .

Copyright www.hoitramhuongvietnam.org | 2017

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon