Qua khảo sát thực tế cũng như qua thu thập một số thông tin từ người trồng, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân gây chết cây ở giai đoạn sau trồng như sau:

Nguyên nhân chủ quan:

1.Quy cách cây con chưa đạt tiêu chuẩn khi xuất vườn.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây chết cây hàng loạt.

Cây con quá nhỏ hoặc quá lớn :

Nếu chiều cao cây nhỏ hơn 35 cm và cây dưới 06 tháng tuổi thì tỉ lệ cây sống sau trồng rất thấp do tính thích nghi với điều kiện môi trường của cây giống yếu. Đặc biệt với mô hình trồng thuần, quy mô trồng lớn thì hoàn toàn không phù hợp.

 

Nguyennhanchetdobau_1

Nếu chiều cao cây lớn hơn 60 cm, cây trên 1 năm tuổi thì tỉ lệ chết cây sau trồng rất cao. Do sự không tương xứng giữa bộ phận trên mặt đất (thân,lá) và bộ phận dưới mặt đất (hệ thống rễ) nên sau khi trồng cây phục hồi chậm, ở điều kiện nhiệt độ cao cây dễ bị mất nước dẫn đến tình trạng rụng lá và chết. Nếu trồng ở những nơi trống trải, thường xuyên có gió mạnh, cây dễ bị đỗ ngã hoặc bị lay gốc, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chết cây. Ngoài ra việc bảo quản cây trong quá trình vận chuyển đi xa gặp rất nhiều khó khăn.

 

Nguyennhanchetdobau_2

 

Cây con chưa qua giai đoạn huấn luyện:

Nếu khi xuất vườn để trồng, cây con chưa được tập luyện tốt, tính thích nghi của cây con với điều kiện môi trường không cao, khả năng đề kháng với sâu bệnh kém, khi trồng cây dễ bị chết.

2.Công tác khảo sát đất và chọn đất trồng chưa tốt :

Một số hộ nông dân không làm tốt công tác khảo sát và chọn đất trước khi trồng, nhất là các hộ trồng ở diện tích lớn (>10 ha), do đó khâu thiết kế đất trồng chưa hoàn chỉnh dẫn đến tình trạng cây bị ngập úng khi mưa lớn (do không có hệ thống thoát nước hoặc chân đất quá thấp không thoát nước được) hoặc thiếu nước tưới khi khô hạn (do chưa có hệ thống tưới hoặc thiếu nguồn nước tưới) và hậu quả là cây trồng chết hàng loạt.

 

Nguyennhanchetdobau_3

 

3. Kỹ thuật canh tác chưa đạt yêu cầu :

Cây dó bầu là loài cây rất khó canh tác, nếu chúng ta thực hiện sai một trong những khâu đã hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng chết cây sau trồng.

Hố đào :

Một số hộ nông dân đào hố với kích thước quá nhỏ (có trường hợp chỉ đào 25x25x25cm) với mục đích là tiết kiệm công lao động. Việc làm này đã kéo theo một số khuyết điểm như sau:
Lượng phân bón lót không đạt yêu cầu dẫn đến tình trạng cây phát triển chậm. Nếu bón phân đúng theo khối lượng yêu cầu thì nồng độ phân trong dung dịch đất quá cao sẽ gây ra tình trạng cây bị sót phân và chết ngay sau khi trồng.
Khả năng giữ ẩm xung quanh vùng rễ kém, khi gặp điều kiện nắng hạn đột xuất, nếu không chủ động được nước tưới thì tỉ lệ cây chết rất cao.

 

Nguyennhanchetdobau_4

 

Bón phân lót và lấp hố:

Thao tác thực hiện: Một số hộ thực hiện sai thao tác trộn phân vào đất khi lấp hố nên phân trộn không đều vào lớp đất dùng để lấp hố, dẫn đến hiện tượng sót phân cục bộ làm cho cây con mất nước và khô chết ngay sau khi trồng. Thông thường việc bón phân lót và trộn phân phải được thực hiện ngay trên miệng hố trước khi lấp hố.

Thời gian bón phân trước khi trồng: Thời gian bón phân lót và lấp hố qúa cận với ngày trồng cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cây bị sót phân. Để bảo đảm an toàn, công việc bón phân lót và lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng trong khoảng thời gian tối thiểu là từ 15-20 ngày.

Phân hữu cơ khi bón lót chưa hoai mục: Các loại phân có nguồn gốc hữu cơ trước khi bón lót phải được ủ cho thật hoai mục để nhằm loại bỏ một số thành phần hoá chất độc hại cũng như các mầm bệnh gây hại cho cây.

 

Nguyennhanchetdobau_5

 

Nước tưới :

Không thiết kế hệ thống tưới hoàn chỉnh trước khi trồng như đào giếng, máy bơm nước và hệ thống ống dẫn nước…
Trước khi trồng không kiểm tra ẩm độ đất hoặc không tưới nước khi phát hiện đất trong hố thiếu ẩm.
Sau trồng không chú ý đến công tác tưới nước khi gặp nắng hạn kéo dài nhất là cây con đang trong giai đoạn phục hồi sinh trưởng.

Khâu chăm sóc :

Không thường xuyên xới xáo phá váng cho cây.
Không chủ động thoát nước cho cây khi có mưa lớn.
Không thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại.

Nguyên nhân khách quan :

1.Bệnh hại : Một số bệnh ký sinh (chưa xác định được tác nhân gây bệnh) đã gây chết cây con sau trồng. Hiện tượng này rất phổ biến ở các tỉnh tây nguyên trong vụ mưa 2005, và một số tỉnh ở Miền Trung trong vụ nắng 2005.

 

Nguyennhanchetdobau_6

 

2.Thiên tai : Một số vùng trồng như Tây Nguyên, Miền Trung bị tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nước tưới đã gây thiệt hại rất lớn cho nông dân. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất là những cây sau trồng dưới một năm tuổi.

SẢN PHẨM NỔI BẬT

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon