Bài viết này chúng tôi chỉ nêu những thiếu sót mà một số chủ trại đã làm, hướng khắc phục, đồng thời đưa ra một số điều mới, bà con có thể vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể của mình.
Làm đất
Hiện nay một số bà con đào hố trồng cây Dó giống như trồng Cây keo, cây Bạch đàn và các cây lâm nghiệp khác. Đặc điểm sinh học của Cây Dó là thời kỳ một hai năm đầu sinh trưởng chậm, mau lớn từ năm thứ ba trở đi vì thế bà con cần đặc biệt lưu ý khâu làm đất. Để cây mau lớn và đạt tỷ lệ sống cao nên làm đất trồng như sau:
Nên đào hố bằng máy khoan hố, nếu đất tương đối phẳng/ hoặc đào hố bằng máy xúc nhỏ, kết hợp làm bậc thang nếu đất dốc.
Nếu không có điều kiện, buộc phải đào hố thủ công thì phải đào hố theo kích thước là 40 x 40 x 40cm hoặc 50 x 50 x 50cm sau khi moi đất lên, đập nhỏ, tra phân, trộn đều rồi lấp hố.
Bón lót : Nếu có thể, bón 2kg phân vi sinh và 50gam phân NPK Bình Điền. Nếu không, chỉ nên bón 100g phân NPK Bình Điền.
Chú ý : dù làm đất bằng phương tiện gì cũng phài làm nhỏ đất, vun đất sao cho cao hơn mặt đất tối thiều là 10cm.
Cây Dó không chịu được úng, nên ở những nơi đáy lòng chảo/ yên ngựa thường là nơi tụ thuỷ sau các trận mưa, bởi thế không nên trồng cây ở đó.
Mật độ cây trồng :
Hiện nay một số bà con trồng cây với mật độ quá thưa 1000cây/ha như thế rừng lâu khép tán, cỏ dại phát triển mạnh. Tốn công làm cỏ, cây nhiều cành, sinh trưởng chiều cao chậm, sinh trưởng đường kính nhanh, sau này tạo trầm hiệu quả kinh tế/ha thấp.
Một số khác lại trồng quá dày (nhặt) từ 7000-10000cây/ha đỡ tốn công làm cỏ nhưng cây vươn cao nhanh, đường kính nhỏ nếu để 8- 10 năm mới tạo trầm thì hiệu quả cũng thấp.
Vì thế chỉ nên trồng với mật độ hợp lý nhất là 2500 cây/ha, cây cách cây 2m hàng cách hàng 2m sau 10 năm dường kính bình quân của cây từ 25 -28cm chiều cao vút ngọn bình quân 10-12m chiều cao đoạn thân có thể tạo trầm từ 7-8m.
Nếu đất khô cằn có thể trồng với mật độ 5000 cây /ha, cây cách cây 1m hàng cách hàng 2m sau 7-8 năm tạo trầm 50% số cây. Số còn lại sau 10- 12 năm tạo trầm tiếp.
Nếu trồng xen với cây khác như cao su… có thể trồng xen theo hàng, trong hàng Dó cây cách cây là 1m sau khi rừng cao su và dó khép tán khoảng 7-8 năm, sẽ tạo trầm toàn bộ số Dó còn lại.
Trồng cây dó làm hàng rào vườn trại :
Cây hàng rào có tác dụng phân cách với vườn trại xung quanh, chắn gió cho cây trong trại, nếu là cây Dó thì nó còn là nguồn thu lớn của trại. Nên bà con nên tận dụng trồng Dó làm hàng rào để tăng thêm thu nhập cho mình.
Nếu diện tích trại lớn có thể trồng 3 hàng Dó, cây cách cây 0,8m hàng cách hàng 1m sau 14- 15 năm cây có đường kính khoảng trên 30cm, ta có thể tạo trầm sinh học và cứ để vậy, khi nào cần tiền làm những việc lớn ta hãy bán nếu cây dó có 30 tuổi và có trầm 15-20 tuổi có thể thu đươc 30 -40 triệu đồng /cây. Hàng rào của 1ha có thể trồng đươc 1200 cây sau 30 năm ta có thể thu nhiều tỷ đồng.
Trồng cây :
Nếu mua cây, ta cần nhắc nhở người bán, đảo cây tại luống trước tối thiểu 15 ngày.
Nên chọn đúng giống Dó bầu, cây trồng phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau: kích thước bầu = 8x12cm, đường kính cổ rễ= 4-5mm. chiều cao vút ngọn = 30-40cm. tán lá xanh nhưng không mướt.
Khi nhận cây, chỉ nhận những cây còn xanh tốt.
Chuyển cây về trại, hãy đặt cây vào luống, những cây vỡ bầu xếp riêng cho tiện chăm sóc. Tưới nước bình thường.
Khi trồng hãy khéo léo bóc bỏ vỏ bầu. lấy tay moi đất lên, đặt bầu cây vào lố sao cho mặt bầu bằng mặt đất, sau đó ấn chặt đất xung quanh bầu .Nên nhớ nếu đặt bầu sâu quá, khi mưa nước đọng đáy hố bị úng, cây có thể chết do úng nước.
Chỉ đem cây đi trồng khi đất trong hố ẩm, đủ cho cây hút được nước để sống nếu ta không thể tưới sau khi trồng.
Chăm sóc cây Dó:
Tổng số lần chăm sóc là 6 lần, mỗi lần đều bón thúc 100g NPK Bình Điền.
Năm đầu rẫy cỏ vun gốc từ 2-3 lần, năm thứ 2 chăm sóc 3 lần, lần đầu tiến hành sau khi trồng 30-40 ngày.
Chăm sóc lần 1:
Trồng dặm những cây bị chết.
Rãy cỏ xung quanh gốc đường kính 0,7m.
Bón thúc100g NPK bằng cách vãi phân xung quanh gốc sau khi rẫy cỏ, trước khi sới đất.
Sới đất và vun gốc: sới đất sâu 10cm trộn phân cho đều trước khi vun gốc.
Chăm sóc lần sau :
Tiến hành sau lần trước từ 3-4 tháng cũng tến hành các việc như lần trước, có điều khác là khi rẫy cỏ sới đất rộng thêm khoảng 20cm so với lần trước.
Khi cây cao vượt lên khoảng 1,5-2m ta chỉ sử lý cắt bỏ dây leo không cần rẫy cỏ ,vì lớp cỏ có tác dụng che phủ đất, giữ đất giữ nước cho cây Dó, khi cỏ già chết sẽ cung cấp một lượng mùn khá lớn cho đất rừng, chính lớp mùn này sẽ là nguồn phân hữu cơ, bón liên tục cho cây.
Bà con không nên dùng thuốc diệt cỏ để trừ cỏ ,vì thuốc diệt cỏ sẽ diệt luôn cả các vi sinh vật hữu ích trong đất sẽ làm cây chậm lớn. Sau khi phun xong, xác cỏ khô, sẽ là chất cháy khi có lửa.
Trên đây là một số điều, chúng tôi mạnh dạn viết ra, hy vọng sẽ giúp được phần nào, mong bà con gạn đục khơi trong , chắt lọc những gì phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể của mình mà vận dụng.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Đã bán: 22
Đã bán: 134
Đã bán: 125
Đã bán: 110
Đã bán: 67
21*51. Đất bằng thì trồng dc bao nhiêu cây dó ? Bao lâu thì mới thu hoạch gỗ, giá trị mang lại là bao nhiêu ( tương đối )
Được ac nhé ! Đất đồi ok hơn ah, hơn 10 năm là bắt đầu tạo trầm được ah