Quy trình tuân thủ Công ước CITES

Việc thiết lập các phương tiện để đảm bảo sự tuân thủ của tất cả các bên tham gia Công ước là một quá trình liên tục. Một số biện pháp đã được giới thiệu nhằm mục đích không chỉ khuyến khích và nâng cao năng lực cho phù hợp mà còn xử phạt các bên đã không có hành động thích đáng để giải quyết vấn đề. Điều này cho thấy các bên vẫn còn thiếu năng lực và  quyết tâm về mặt chính trị để thực hiện cam kết.

 

Asset 12

 

Một dự án do Tổ chức quốc tế về Gỗ vùng nhiệt đới (ITTO- International Tropical Timber Organization ) và Ban Thư ký CITES phối hợp điều hành và được tài trợ chủ yếu của EU, nhằm hỗ trợ việc xây dựng năng lực cho công tác quản lý các loài gỗ được liệt kê trong danh sách .

Dự án này hỗ trợ các hoạt động sau: thực hiện việc kiểm kê rừng, lập kế hoạch quản lý, thực hiện việc đánh giá khai thác không gây tổn hại (NDFs), đào tạo cán bộ quản lý trong việc sử dụng các công cụ của Công ước CITES và giới thiệu các hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng đối với các loài gỗ được liệt kê trong danh sách của CITES, mà sự sống còn của các loài đó đang bị đe dọa đáng kể do cách khai thác và buôn bán bất hợp pháp (cụ thể hiện nay là loài Pericopsis elata và Prunus africana).

EUTR_2007_11

Trong giai đoạn 1 của dự án, được đưa ra vào năm 2007, tập trung vào ba loài: Swietenia macrophylla (Bigleaf Mahogany – gỗ đào hoa tâm) ở châu Mỹ Latinh , Pericopsis elata (Afrormosia – hay còn gọi là gỗ Tếch châu Phi -ND) ở châu Phi và Gonystylus spp. (Ramin) ở châu Á (xem bản nghiên cứu tình huống tại các trang 18-27).

 

 

Đồng thời, dự án hỗ trợ Madagascar nhằm giúp quốc gia này thực hiện các nghiên cứu cần thiết để đề xuất 1 danh sách hơn 100 loài gỗ hồng sắc và gỗ mun vào Phụ lục II tại cuộc họp lần thứ 16 của Hội nghị các bên ( CoP16 ) vào tháng 3 năm 2013 và, tiếp sau đó, hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch hành động đã được duyệt để danh sách có hiệu lực thi hành.

 

EUTR_2007_12

Sau các đánh giá tích cực của EU cho giai đoạn 1, hiện nay dự án đã bước vào giai đoạn thứ hai. Dự án có ba điều phối viên khu vực-một ở châu Phi, một ở châu Á và một ở châu Mỹ Latinh. Năng lực hành động của dự án được bổ sung nhờ các hoạt động ngoại giao bắt buộc của các Ủy ban có liên quan đến Công ước CITES và chủ yếu do Ban Thư ký thực hiện. Hoạt động này thường có dạng đơn yêu cầu thông tin về các vấn đề liên quan đến việc không tuân thủ: từ việc ban hành các điều luật để thành lập hoặc xác định các thể chế thích hợp để thực hiện các chức năng của Công ước CITES, nhằm cung cấp các thông tin về việc thực thi pháp luật. Khi cần thiết, dự án cũng tiến hành việc đi thực địa và thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi quốc gia để đánh giá độc lập về những loài bị đe dọa nghiêm trọng.

EUTR_2007_13

Biện pháp trừng phạt dưới hình thức kiến nghị về việc đình chỉ thương mại, hoặc đối với cá thể của một loài (đình chỉ thương mại các loài cụ thể) hoặc tất cả các loài được liệt kê trong danh sách CITES của những quốc gia đã không tuân thủ các điều khoản của Công ước CITES (quốc gia cụ thể bị đình chỉ thương mại). Đình chỉ thương mại được coi là biện pháp cuối cùng.

 

 

Việc đình chỉ này có thể được kích hoạt bởi lý do, ngoài những nguyên nhân khác, sự thất bại trong việc ban hành những điều luật cần thiết để thực hiện Công ước CITES, sự thất bại rõ rệt trong việc cung cấp báo cáo hàng năm hoặc khối lượng cho phép giao dịch mua bán của những loài đang được xem là đang bị đe dọa đến sự sống còn. Việc đình chỉ thương mại theo Công ước CITES hiện đang được áp dụng ở 31 quốc gia, trong đó, 28 quốc gia được coi là đã dính líu đến việc “buôn bán các loài có nguy cơ với số lượng đáng kể “, ba quốc gia đã thất bại trong việc đưa ra các báo cáo hàng năm, và ba quốc gia đã thất bại trong việc đưa ra các điều luật cần thiết. Chỉ có một nước – Guinea (đối với tất cả các loài) – được chứng minh là đã thất bại trong việc “đảm bảo thực thi”.

EUTR_2007_14

Đánh giá về khối lượng giao dịch quan trọng (RST- Review of Significant Trade) là một quy trình tuân thủ đặc biệt có liên quan đến các loài gỗ được liệt kê trong Phụ lục II. Quy trình này nhằm mục đích bảo vệ những loài được giao dịch nhiều nhất trong số các loài được liệt kê tại Phụ lục II. Sau mỗi cuộc họp của Hội nghị các Bên (CoP), UNEP-WCMC sử dụng các báo cáo dữ liệu thương mại hàng năm do các Bên gửi về để lập danh sách của các loài đó và Ủy ban Công ước CITES về Động vật và Cây trồng sẽ lựa chọn để đánh giá thêm về các loài đó ở mức độ kinh doanh thương mại hiện thời, hoặc nếu có thể được, thì đánh giá mức độ nguy hại đến sự sống còn của loài. Đánh giá này được thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị quyết hội nghị số 12.8 (tại Hội nghị các bên lần thứ 13-CoP13) và bao gồm nhiều giai đoạn với sự tham vấn của các quốc gia có liên quan.

Mặc dù trọng tâm của việc đánh giá khối lượng giao dịch quan trọng (RST) là về việc tuân thủ Điều IV của Công ước CITES, việc buôn bán bất hợp pháp phổ biến rộng rãi trong một ngành / quốc gia có thể được coi là một yếu tố để xem xét lại vấn đề. Việc buôn bán hai loài Pericopsis elata và Dalbergia spp hiện đang được xem xét như là một phần của quá trình này.

EUTR_2007_15

Cần lưu ý rằng việc đánh giá các khối lượng giao dịch quan trọng (RST) có thể diễn ra tương đối chậm vì nó phụ thuộc vào dữ liệu thương mại có tính hồi cứu và chỉ báo cáo hàng năm, trong khi tiến trình đánh giá xem xét lại bị giới hạn do tính chu kỳ của các phiên họp của Ủy ban Động vật và Cây trồng, mà việc tranh luận về kết quả rà soát cũng như phản ứng từ các bên cũng như việc đưa ra khuyến nghị (giữa các cuộc họp Hội nghị các Bên (CoP) và cuộc họp của Ủy ban diễn ra hàng năm), nhưng trước và sau mỗi cuộc họp CoP thì đã mất hai năm trước khi cuộc họp của Ủy ban Động vật và Cây trồng được tổ chức). Có thể phải mất từ ba đến 24 tháng kể từ khi vấn đề quan tâm được nêu ra cho đến khi có kết quả, là những biện pháp phù hợp cho những Bên bị ảnh hưởng. Hơn nữa, các biện pháp đình chỉ thương mai chỉ được viện đến sau khi tất cả các biện pháp ngăn chặn khác đã thất bại.

 

 

Các tác giả xin cảm ơn Andrew Wardell, Jonathan Barzdo, Hélène Perrier, Chen Keong, Michael Kearney, Steven Johnson, Guy Clarke, Jana Zacharova và Nevin Hunter vì đã cung cấp các thông tin đầu vào quý giá cho bản thảo của tài liệu này. Chatham House và CIFOR muốn bày tỏ sự cảm kích vì sự hỗ trợ của DFID. CIFOR cũng muốn gửi lời cám ơn đến tất cả những cá nhân và đoàn thể khác đã hỗ trợ cho nghiên cứu này thông qua đóng góp cho Chương trình Nghiên cứu CGIAR về Rừng, Cây cối và Nông lâm nghiệp (CRP-FTA).

www.tramhuongvietnam.vn | 02.2017

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *