Trầm Hương Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng là sản vật có giá trị cao. Là một nguyên liệu chế tác nên nhiều sản phẩm có giá trị về cả mặt tâm linh và vật chất. Vòng tay trầm hương, tinh dầu, nhang trầm hương là những món đồ mà bất cứ ai có đam mê không thể thiếu. Vậy Trầm Hương Việt Nam trong quá khứ và hiện tại đang như thế nào?

Cây trầm hương phân bố ở đâu?

Như đã đề cập, cây trầm hương phân bố rải rác ở khu vực các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, bán đảo Mã Lai, miền Bắc Ấn Độ, vùng đảo Sumatra (Indonesia), Trung Quốc, đảo Borneo và New Guinea.

Tại Việt Nam, cây Dó Bầu mọc rải rác ở các tỉnh thành như: Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Nghệ An và các tỉnh từ Quảng Bình trở vào phía Nam cho đến đảo Phú Quốc. Chất lượng trầm hương Việt từ lâu được đánh giá là loại trầm có chất lượng hàng đầu. Tuy nhiên, hiện tại trầm hương tự nhiên rơi vào trạng thái khan hiếm ở Việt Nam bởi việc khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.

Thay vào đó, với sự phát triển không ngừng của công nghệ tạo cây trầm hương, chất lượng sản phẩm trầm hương ngày càng tốt hơn, độ cơm ngày càng dày nên dễ dàng tạo ra nhiều loại đồ thủ công mỹ nghệ từ trầm hương như trầm cảnh, vòng tay, vòng đeo cổ.

Tuy nhiên để tạo thành trầm hương được đánh giá cao về chất cần phải có thời gian từ hàng chục đến hàng trăm năm mới có được những khối trầm hương chất lượng cao.

Ngày nay, trầm hương nuôi trồng chỉ mất từ ​​7 đến 10 năm nên chất lượng và giá trị không cao, thông thường sẽ được dùng làm nguyên liệu để chiết xuất tinh dầu và hương trầm, những loại cây có chất lượng cao và kích thước lớn sẽ sử dụng làm trầm cảnh.

Trầm Hương Việt Nam tự nhiên đang dần cạn kiệt

Trước đây, trầm hương được cho là sản vật của các nước Nam Á. Thế nhưng, cách nay chừng hơn 10 năm chỉ còn Malaysia, Indonesia, Thái-lan, Myanmar có trầm. Gần đây thì sản lượng ở các nước này thấp hẳn do nguồn khai thác đã gần như cạn kiệt.

Hiện chỉ còn ba nước cung cấp trầm hương cho thị trường thế giới là Việt Nam, Lào và Campuchia. Trong đó, trầm hương Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao nhất. Trước năm 1991, Việt Nam xuất khẩu khoảng 10 – 15 triệu USD trầm hương mỗi năm. Dù được đánh giá cao về chất lượng nhưng Việt Nam chỉ xuất thô hoặc xuất theo dạng đồ gỗ mỹ nghệ nên giá trị không cao.

Nhu cầu về trầm hương ngày càng tăng

Ngày nay, ở Việt Nam nhu cầu về việc sử dụng trầm hương ngày càng tăng. Không chỉ vậy, nhu cầu cung cấp cho các thị trường nước ngoài cũng ngày một lớn hơn.

Theo số liệu của Đài Loan, tình hình nhập khẩu trầm hương từ Việt Nam của Đài Loan (thị trường nhập khẩu trầm hương nhiều nhất thế giới hiện nay) không ngừng gia tăng. Năm 1993, lãnh thổ này đã nhập 20 tấn của Việt Nam. Đến năm 1994 tăng lên 85 tấn. Năm 1995 là 103 tấn và năm 1998 đạt tới 137 tấn…

Việt Nam đã cấm khai thác và mua bán Trầm hương

Mặc dù đã sản xuất được trầm hương nhân tạo nhưng hiện nay các văn bản về việc cấm xuất khẩu, khai thác. Trầm hương vẫn còn giá trị nên vẫn bị xem là hàng quốc cấm. Giám đốc một công ty ở TP Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện nay công ty vẫn phải bán theo đường tiểu ngạch, khai đây là nguyên liệu làm nhang và vì thế được miễn thuế. Nhưng làm như thế gặp rủi ro rất lớn, còn Nhà nước thì thất thu thuế”.

Chính vì sự rủi ro này mà giá mua trầm hương ở Việt Nam hiện thấp hơn bốn lần so với giá chào bán trên các trang web chuyên về mua bán trầm hương quốc tế.
Theo ông Hoàng Văn Được: “Cần phải có một chiến lược quốc gia cho cây trầm hương. Đến 95% trầm trên thị trường hiện nay là trầm nhân tạo. Do đó Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý cho cây trầm phát triển”.

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *