Hiện nay có khá nhiều cơ sở sản xuất và nghiên cứu khoa học đưa ra và áp dụng các loại chế phẩm kích cảm tạo trầm khác nhau. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ điều tra và tiếp cận được với 10 cơ sở. Tương ứng với 10 cơ sở này là 10 loại chế phẩm khác nhau, nhưng được chia làm 2 nhóm chính là nhóm các chế phẩm sinh học và nhóm các chế phẩm hóa học . Nhóm các chế phẩm sinh học gồm có 4 loại: chế phẩm của Công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội đã được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” và chế phẩm của Công ty TNHH Phùng Anh Tuyên Quang đã được cấp “Bằng độc quyền sáng chế”, còn chế phẩm của Sở Khoa học Công nghệ Bình Phước phối hợp với phòng Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và chế phẩm của Công ty Dó Bầu Hương Hà Nội đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa công bố thành phần chế phẩm.

Các chế phẩm kích cảm tạo trầm trong sản xuất và nghiên cứu
Artboard 1 copy 7

THỰC TRẠNG CÂY DÓ BẦU, TRẦM HƯƠNG, TINH DẦU TRẦM HƯƠNG TẠI VIỆT NAM – PHẦN 1
THỰC TRẠNG CÂY DÓ BẦU, TRẦM HƯƠNG, TINH DẦU TRẦM HƯƠNG TẠI VIỆT NAM – PHẦN 3
CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU LÀM NHANG TRẦM HƯƠNG SẠCH CHẤT LƯỢNG CAO

Nhóm chế phẩm hóa học có 6 loại, hầu hết các chế phẩm này chưa công bố thành phần hóa học và chưa đăng ký nhãn hiệu. Riêng chế phẩm của ông Huỳnh Trừu là acid sunfit và sodium metan bisunit. Ngoài ra còn có phương pháp thứ 3 là đóng đinh sắt vào thân cây nhưng ít được áp dụng.

Hàm lượng hỗn hợp tinh dầu trong các mẫu gỗ dó trầm

Thuật ngữ “Tạo trầm” đã được nhân dân sử dụng lâu ngày thành quen, nhưng trong thực tế với thời gian ngắn thì chưa thể tạo được trầm theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ có thể nâng cao hàm lượng tinh dầu trong gỗ cây Dó trầm. Để đánh giá khả năng tạo trầm có thể định lượng thông qua hàm lượng tinh dầu bằng các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm. Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư thì “Tinh dầu là một loại chất lỏng được tinh chế từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thực vật”. Vì thế, tinh dầu trầm có thể hiểu là một loại chất lỏng được chưng cất từ gỗ cây dó trầm, trong đó bao gồm các hợp chất sesquiterpen, các acid béo và các nhóm chất khác. Tuy nhiên, nếu hàm lượng các acid béo và các chất khác cao thì sản phẩm thu được sau chưng cất thường ở dạng sáp đặc nên chưa thể gọi là tinh dầu mà chỉ có thể gọi là hỗn hợp chứa tinh dầu.

Artboard 1 copy 5

Đề tài đã phân tích 30 mẫu gỗ từ cây dó trầm thu được ở các vùng sinh thái khác nhau, chủ yếu là gỗ của loài Dó bầu, chỉ có 1 mẫu gỗ của loài Dó quả nhăn. Phần lớn các mẫu gỗ đã được tác động bằng phương pháp cơ giới (khoan vào thân cây) kết hợp với các chế phẩm hóa học hoặc sinh học (cho chế phẩm vào lỗ khoan). Ngoài ra, còn có một số mẫu gỗ ở cây không tác động để làm đối chứng. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các sản phẩm thu được đều ở dạng sáp đặc nên có thể gọi là hỗn hợp chứa tinh dầu. Hầu hết các mẫu thu từ cây tác động kích cảm bằng các chế phẩm khác nhau (kể cả chế phẩm hóa học và chế phẩm sinh học) thì hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu trong các mẫu gỗ đều có xu hướng tăng lên khá rõ, nhưng rõ hơn ở những cây kích cảm bằng các chế phẩm sinh học. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu cao nhất ở đoạn thân gần gốc (0,1453%), tiếp đến đoạn thân ở gần ngọn (0,1163%), thấp nhất ở rễ cây (0,0291%). Ngoài ra, hàm lượng hỗn hợp tinh dầu cũng có xu hướng tăng lên khi tuổi cây tăng, nhưng sự thay đổi hàm lượng hỗn hợp tinh dầu theo vùng sinh thái thì chưa rõ. Hơn nữa, dù sử dụng chế phẩm hóa học hay sinh học đều phải tác động cơ giới bằng cách khoan sâu vào thân cây, sau đó mới cho chế phẩm vào lỗ khoan.

Chất lượng tinh dầu của các mẫu gỗ Dó trầm

 

Nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đều cho rằng thành phần chính của tinh dầu trầm là các hợp chất sesquiterpen, hàm lượng các hợp chất sesquiterpen càng cao, hàm lượng các axít béo và các hợp chất khác càng thấp thì chất lượng tinh dầu càng cao. Kết quả phân tích thành phần hóa học của 10 trong số 30 mẫu hỗn hợp chứa tinh dầu thu được từ 30 mẫu gỗ cho thấy có tổng số 34 chất hóa học. Từ 34 chất hóa học chứa trong các hỗn hợp được phân chia thành 3 nhóm chất chính, gồm (1) Nhóm các sesquiterpen; (2) Nhóm các axít béo và các dẫn xuất của chúng; (3) Nhóm các chất khác.

Artboard 1 copy 6

Hàm lượng các hợp chất sesquiterpen trong các hỗn hợp chứa tinh dầu cũng rất khác nhau (bảng 3), hàm lượng sesquiterpen lớn nhất ở mẫu số 10 là mẫu mảnh trầm vụn lấy từ cây tự nhiên nhiều năm tuổi đạt tới 71,33%. Còn lại các mẫu gỗ được tác động bằng các chế phẩm khác nhau từ 7-15 năm tuổi có hàm lượng các hợp chất sesquiterpen phụ thuộc vào tuổi cây chưa rõ, có thể trong giai đoạn ≤15 năm tuổi khả năng hình thành trầm hoặc tinh dầu còn rất chậm. Ngược lại, các chất béo và các chất khác còn khá cao nên thường ở dạng sáp đặc. Trong hỗn hợp chứa tinh dầu trầm ở nước ta đã có một số sesquiterpen giống như trong tinh dầu trầm chất lượng cao ở nước ngoài.

Bài viết từ www.tramhuongvietnam.vn
Source : Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Gửi bài viết về địa chỉ :

Trầm Hương Việt Nam

A : 86 Phan Dinh Giot St. – Pleiku – Gia Lai – Vietnam
W : www.tramhuongvietnam.vn
E : hiepnguyen@tramhuongvietnam.vn
F : 0989 084 349 – 0126 434 4812

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *