Thực tế, quá trình tạo Trầm Hương từ cây Dó Bầu là sự phản ứng của các phần tử gỗ với các tác động bên ngoài gây ra như vết nứt, các loài nấm gây bệnh,… Khi một vùng nào đó bị tổn thương, cây sẽ tự tiết ra chất nhựa như một cách để băng bó vết thương. Sự kết hợp hòa quyện giữa tinh dầu nhựa và gỗ của cây Dó Bầu đã hình thành nên Trầm Hương.

Phương pháp tạo Trầm Hương

Trầm thường được tìm thấy ở những cây Dó bị bệnh từ 10 năm trở đi. Cách nhận biết những cây có Trầm đó là có hiện tượng lá vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều bướu, xuất hiện những điểm nâu đỏ. Bên cạnh đó, gỗ cây trở thành một chất bóng như đá sỏi, có những nếp nhăn cũng là đặc trưng của những cây Dó có khả năng tạo Trầm Hương.

Để tạo Trầm Hương, ban đầu phải tạo được vết thương trên thân cây Dó Bầu. Tuy nhiên những tác động thông thường không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó cần phải có chất xúc tác và các tác nhân sinh học.

Phương pháp vật lý

Đây là phương pháp gây vết thương cơ giới lên thần cây Dó. Cách thức này là điều kiện tiên quyết để hình thành nên Trầm Hương. Phương pháp này có ưu điểm đó chính là hiệu quả thấp. Vì vậy, để tăng tỉ lệ sản sinh Trầm của cây Dó, cần phải có các tác động khác thông qua các vết thương như chất hóa học hay men vi sinh gây bệnh cho cây.

 Phương pháp hóa học

Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả và nhanh, bởi những chất hóa học được bơm vào cây thường có đặc điểm là kích thích sự hình thành Trầm của cây Dó. Tuy nhiên, phương pháp này lại có một nhược điểm đáng cân nhắc cho những người nông dân nuôi Trầm. Đó chính là, khi bơm các chất hóa học đó vào thân cây, đến mùa khai thác có thể sẽ dẫn đến việc tồn lại các thành phần hóa chất độc hại trong Trầm như SO4, PO3, Cl, NO2,…

Từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm sẽ giảm và không được ưa chuộng trong thị trường Trầm Hương – một thị trường mà người mua luôn cân nhắc kỹ bởi giá thành của sản phẩm không hề rẻ.

Phương pháp sinh học

Như chúng ta đã biết, khi cây Dó bị nhiễm bệnh bởi các vi sinh vật hay nấm, nó sẽ tiết ra chất nhựa chứa tinh dầu kết hợp với gỗ tạo ra Trầm Hương. Lợi dụng điều này, phương pháp sinh học đã được áp dụng để nuôi cấy và khai thác Trầm.

Men vi sinh sẽ được sử dụng, điển hình là nấm hoặc vi khuẩn, bằng cách gây bệnh cho cây. Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi tỉ lệ thành công cao. Bên cạnh đó, khi thu hoạch không tồn đọng lại những chất hóa học có hại.

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *