Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu rất thích hợp cho việc trồng Dó bầu tạo Trầm.
Cây Dó Trầm sống được trên nhiều loại đất: tốt nhất là đất đỏ bazan, trừ đất ngập úng, nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc đất trên nền đá vôi.

Cây tiêu chuẩn 8-12 tháng tuổi, cao trên 40 cm, đường kính cổ rễ trên 0,35 cm và không bị sâu bệnh. Hạt lấy từ những cây mẹ >12 tuổi, được ươm trong bầu đất theo phương pháp truyền thống. Hạt giống mất khả năng nẩy mầm rất nhanh (1 tuần lễ ) nên khi lấy hạt là phải ươm ngay.

Phương thức trồng cây dó bầu: Tùy thuộc vào loại đất, dạng thực bì.

 

Quytrinhtrongcaydo_1

 

1.Trồng cây phân tán :

Trồng cây phân tán áp dụng ở các vườn hộ gia đình, trong khuôn viên các công sở, trường học, ven đường giao thông, hè phố (thay thế cây bóng mát). Chỉ trồng ở những nơi không bị ngập úng trong mùa mưa.

Cự ly giữa các cây : từ 3 – 4 m.
Kích thước hố : 50 x 50 x 50 cm.
Phân chuồng : 5kg/hố, hoặc phân NPK: 0,2kg/hố hoặc phân Vi sinh: 2kg/hố.
Lấp hố : Dùng phân trộn đều với lớp đất mặt đã được đập nhỏ, lấp đầy hố.

 

Quytrinhtrongcaydo_3

 

2.Trồng rừng tập trung :

Đất trồng : 

Trồng trên đất rừng sản xuất, đất trồng Dó thích hợp là các loại đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch, sa thạch, sỏi kết, sạn kết có màu vàng hoặc đỏ vàng, không bị ngập úng. Dó ưa đất dốc, độ pH = 4 – 6. Không ưa đất úng, đất có độ pH > 6,5 (đất núi đá vôi).

Phương thức trồng:

Trồng thuần loại với mật độ: 1600 cây/ha hoặc 1000 cây/ha.
Trồng hỗn giao với các loại Keo, cây công nghiệp, cây đặc sản (Quế, Hồi,…) hoặc cây ăn quả. Không nên trồng xen với các loại Bạch đàn. Mật độ từ 500 – 800 cây/ha.

 

Quytrinhtrongcaydo_5

 

Xử lý thực bì, xử lý đất trồng : 

Đối với đất trống, đồi núi trọc : Nếu có điều kiện nên làm bậc thang theo đường đồng mức. Bề rộng bậc thang từ 1 đến 4m. Nếu không có điều kiện làm bậc thang, phải rẫy cỏ đường kính rộng 1m để đào hố.

Đối với đất trồng là đất rừng :  có thực bì dày, thực hiện phát toàn diện, sau đó dọn theo băng, bề mặt băng rộng 1m. Băng cách băng 2m. Phải hoàn thành xử lý thục bì trước khi trồng 40 đến 50 ngày.

Kích thước hố : 40 x 40 x40 cm. Việc đào hố phải hoàn thành trước khi trồng 30 ngày. Nếu trồng ở nơi đất có độ dốc phải thiết kế trồng theo đường đồng mức.

 

Quytrinhtrongcaydo_7

 

Bón phân : Tuỳ theo loại đất tốt, xấu mà bón nhiều hay ít. Đối với đất tốt lượng bón bằng lượng bón khi trồng cây phân tán. Đối với đất xấu lượng bón gấp đôi so với đất tốt. Nếu dùng phân hoá học chỉ nên bón bằng lượng bón cho cây phân tán.

Lấp hố : Trước khi lấp phải trộn đều phân với lớp đất mặt, rồi lấp đầy hố.

 

Quytrinhtrongcaydo_2

 

3.Trồng cây : 

Thời vụ trồng : Tuỳ theo khí hậu từng vùng, từng miền mà áp dụng như trồng các loại cây lấy gỗ khác. Thường trồng vào đầu mùa mưa hàng năm.

Kỹ thuật trồng : Trước khi trồng dùng dao sắc rạch bỏ vỏ bầu, dùng cuốc hoặc tay bới một lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu, đặt bầu vào hố, dùng tay ấn chặt xung quanh bầu cây.

 

Quytrinhtrongcaydo_8

 

Chú ý : Đặt cây xuống hố sao cho mặt bầu bằng mặt đất càng đứng thẳng, không được đặt bầu sâu, cây dễ bị úng nước.Sau đó, dùng cuốc vun đất mặt xung quanh hố và giẫm chặt, dùng cỏ khô phủ kín xung quanh gốc cây để giữ ẩm và chống cỏ dại.
Chăm sóc, bao gồm các việc: rẫy cỏ, xới đất, xung quanh gốc, bán kính 0,5m, bón thúc bằng NPK, vun đất lấp kín phân, dùng cỏ lấp kín xung quanh gốc.

 

Quytrinhtrongcaydo_6

 

Lượng bón thúc : 0,1kg/một lần bón.

Tỉa bỏ cành bên : Dó là loài cây chỉa cành rất sớm, bởi vậy phải thường xuyên tỉa bỏ cành bên để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển chiều cao. Mỗi năm chăm sóc 03 lần vào các tháng: tháng 2, tháng 6, tháng 10. Chăm sóc liên tục 3 năm đầu.

4.Bảo vệ thực vật :

Dó là loài cây thường bị các loại sâu ăn lá làm hại vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm. Nếu phát hiện có dịch sâu hại, dùng Ôphatốc phun để trừ. Nếu phát hiện thấy số lượng ít thì bắt giết.

 

Quytrinhtrongcaydo_4

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *