CÔNG ƯỚC CITES

Công ước CITES là một thỏa thuận môi trường đa phương với 180 nước thành viên. Mục đích của Công ước này là để đảm bảo rằng việc buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã không đe dọa sự sống còn của chúng. Các quốc gia đã tự nguyện tham gia Công ước CITES và chấp thuận bị ràng buộc bởi Công ước, được gọi là các Bên.

Mặc dù Công ước CITES được ràng buộc về mặt pháp lý đối với các Bên, nó không thay thế luật pháp của mỗi quốc gia. Thay vào đó, Công ước quy định một khuôn khổ được các Bên tôn trọng, và mỗi Bên phải điều chỉnh những quy định pháp lý của mình để đảm bảo Công ước CITES được thực thi ở cấp quốc gia.

Bài liên quan : QUY CHẾ GỖ EU VÀ CÔNG ƯỚC CITES ( P1 )

EUTR_001

Để thực thi Công ước, các Bên phải kiểm soát và quản lý các hoạt động thương mại có liên quan bằng cách yêu cầu tất cả các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và tái xuất mẫu vật của các loài thuộc Công ước phải được quản lý thông qua một hệ thống cấp phép toàn cầu. Các Bên phải lập hồ sơ cho tất cả các hoạt động kinh doanh buôn bán các loài được liệt kê trong Công ước, và báo cáo hàng năm cho Ban Thư ký CITES.
Thông tin này được công bố công khai thông qua các cơ sở dữ liệu thương mại trực tuyến của Công ước CITES, Trung tâm Giám sát Chương trình bảo tồn Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP-WCMC, UN Environment Programme World Conservation Monitoring Centre).

EUTR_002
Ngoài ra, các Bên phải chỉ định ít nhất một Cơ quan Quản lý có trách nhiệm cấp giấy phép và ít nhất một Cơ quan Khoa học chịu trách nhiệm về việc đánh giá những tác động của đề xuất và thực trạng việc kinh doanh buôn bán dựa trên tình trạng của loài. Để cấp phép xuất khẩu cho một mẫu vật của một loài thuộc danh sách liệt kê của CITES, cơ quan quản lý cấp quốc gia phải có được bằng chứng rằng mẫu vật đáp ứng “nhu cầu tiêu dùng hợp pháp” và, trong trường hợp mẫu vật thuộc các loài liệt kê trong Phụ lục I và II, thì phải được Cơ quan khoa học cấp quốc gia có liên quan xác nhận rằng việc xuất khẩu được đề xuất sẽ không phương hại đến sự sống còn của các loài.

EUTR_003

Các yêu cầu về hồ sơ thủ tục đối với các sản phẩm trong hệ thống cấp giấy phép thương mại toàn cầu thay đổi tùy theo nội dung của Phụ lục mà trong đó tên loài được liệt kê. Các loài gỗ được giao dịch thương mại nhiều nhất được liệt kê trong Phụ lục II và III. Một số loài trong danh sách được giới hạn trong phạm vi các sản phẩm nhất định. Những hạn chế này được quy định trong phần chú thích, ví dụ, giống đào hoa tâm lá to (Bigleaf Mahogany ) được liệt kê trong Phụ lục II, phải hạn chế trong việc khai thác, gỗ xẻ, gỗ dán và ván ép. Các yêu cầu chính của Công ước CITES yêu cầu việc cấp giấy phép kinh doanh các loài được liệt kê trong Công ước phải tuân thủ các khoản sau:

EUTR_004

Asset 11

 

Giấy phép xuất khẩu cho mẫu vật của các loài được liệt kê Phụ lục II phải căn cứ trên cơ sở đánh giá không tổn hại (NDF- non-detriment finding) về mặt khoa học và, đặc biệt, các chứng từ về việc mua lại hợp pháp để xuất khẩu cho mẫu vật của các loài được liệt kê trong Phụ lục III (được yêu cầu khi quốc gia xuất khẩu liệt kê loài đó trong Phụ lục III) chỉ cần chứng tỏ việc mua lại là hợp pháp, trong khi các chứng nhận xuất xứ không bắt buộc phải có Chứng nhận đánh giá (việc khai thác/tiêu thụ) không gây tổn hại (NDFs) và cũng yêu cầu các chứng từ về việc mua lại hợp pháp vì những tài liệu đó chỉ xác định quốc gia xuất khẩu là quốc gia xuất xứ của mẫu vật.. Giấy phép xuất khẩu không buộc phải bao gồm các quốc gia trung gian “gốc”( chẳng hạn như nhượng quyền thu hoạch). Các quy định về thương mại động vật hoang dã của EU yêu cầu nghiêm ngặt hơn cho các loài được liệt kê trong Phụ lục II và III, như mô tả chi tiết dưới đây.

Tại cuộc họp mới nhất của CoP (Conference of the Parties – Hội nghị các Bên), các Bên đã thông qua một nghị quyết đề xuất một số “khái niệm và nguyên tắc hướng dẫn không ràng buộc” để thực hiện việc đánh giá việc khai thác không gây tổn hại (NDF).

Biểu đồ 9 bước để không gây thiệt hại cho cây lâu năm

EUTR_005

Tuy nhiên, chứng từ về việc mua lại hợp pháp lại không có những tiêu chí cụ thể như vậy. Chính phủ của mỗi quốc gia thuộc Công ước CITES diễn giải các nguyên tắc hướng dẫn về hạn chế tương đối trong vấn đề này, một cách độc lập hoặc như một phần của nhóm các quốc gia – như trong trường hợp các quốc gia thuộc EU. Thảo luận giữa các Bên trong Công ước CITES tại các cuộc họp liên quan của CITES đã xác định sự cần thiết của việc xác lập chứng từ mua lại hợp pháp để xuất khẩu để xác minh liệu việc khai thác có hợp pháp hay không; hầu hết các mã rừng ở các quốc gia sản xuất gỗ đều yêu cầu kế hoạch quản lý sau khai thác cho từng khu vực nhượng quyền phải được lập và phê duyệt, nhưng điều này là không được phản ánh trong các yêu cầu của Công ước CITES. Các cơ quan quản lý được báo cáo theo thông lệ để kiểm tra nhận dạng loài và bảo đảm khối lượng khai thác không vượt quá hạn ngạch của Công ước CITES. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu trong hạn ngạch bị vượt quá một cách đáng kể, trong khi việc không báo cáo về cả hạn ngạch lẫn số liệu thương mại hàng năm vẫn còn là một vấn đề trong số ít các quốc gia sản xuất gỗ quan trọng.

 

 

Các tác giả xin cảm ơn Andrew Wardell, Jonathan Barzdo, Hélène Perrier, Chen Keong, Michael Kearney, Steven Johnson, Guy Clarke, Jana Zacharova và Nevin Hunter vì đã cung cấp các thông tin đầu vào quý giá cho bản thảo của tài liệu này. Chatham House và CIFOR muốn bày tỏ sự cảm kích vì sự hỗ trợ của DFID. CIFOR cũng muốn gửi lời cám ơn đến tất cả những cá nhân và đoàn thể khác đã hỗ trợ cho nghiên cứu này thông qua đóng góp cho Chương trình Nghiên cứu CGIAR về Rừng, Cây cối và Nông lâm nghiệp (CRP-FTA).

www.tramhuongvietnam.vn | 02.2017

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *